Robot khổng lồ ARCHAX giấc mơ thành hiện thực với giá 400 triệu yên

ARCHAX, robot cơ khí khổng lồ từ Tsubame Industry, biến giấc mơ lái máy khổng lồ thành hiện thực với giá 2,75 triệu USD.

ARCHAX là một robot cơ khí cao 4,5 mét ngoài đời thực được tạo ra bởi công ty Nhật Bản Tsubame Industry, có thể là của bạn với mức giá thấp 400 triệu yên (2,75 triệu USD).

Nếu bạn là một người thích xem phim hoạt hình Gundunda và chơi các trò chơi điện tử như Armored Core hay Titanfall, có lẽ bạn đã từng tưởng tượng mình đang lái một chiếc máy khổng lồ ít nhất một lần trong đời.

Và ở thời điểm hiện tại, nhờ có một công ty tên là Tsubame Industry của Nhật Bản, giấc mơ đó của bạn sẽ có thể trở thành hiện thực. Tất nhiên là nếu bạn có đủ khả năng về tài chính.

Công ty khởi nghiệp của Nhật Bản này gần đây đã giới thiệu sản phẩm mới nhất của mình, có tên là “ARCHAX”, một robot có thể điều khiển và được lấy cảm hứng từ văn hóa cơ khí Nhật Bản.

Với chiều cao khổng lồ – 4,5 mét và nặng khoảng 3,5 tấn, cỗ máy ngoài đời thực này được cung cấp năng lượng bởi pin 300V và có thể chuyển từ chế độ đứng sang chế độ có thể lái được, đạt tốc độ tối đa 10km/h. Tuy nhiên, để trải nghiệm cảm giác hồi hộp khi lái ARCHAX, bạn sẽ phải trả khoảng 400 triệu yên (2,75 triệu USD – hơn 65 tỷ VNĐ) để sở hữu nó.

Ảnh ARCHAX là một robot hình người được điều khiển trong thế giới thực và có thể biến hình giống như Autobot. Nó cao 4,5 mét và có buồng lái để con người điều khiển bên trong.
ARCHAX là một robot hình người được điều khiển trong thế giới thực và có thể biến hình giống như Autobot. Nó cao 4,5 mét và có buồng lái để con người điều khiển bên trong.

ARCHAX – một cái tên lấy cảm hứng từ tên của loài khủng long bay Archaeopteryx – gần đây đã được giới thiệu trong một loạt video do Tsubame Industry đăng tải và công ty khởi nghiệp Nhật Bản này đã thông báo rằng một phiên bản hoạt động sẽ được giới thiệu tại Japan Mobility Show 2023 vào tháng 11.

Về thời điểm con robot khổng lồ này sẽ được tung ra thị trường, người phát ngôn của Tsubame cho biết sản phẩm này dự kiến sẽ có mặt trên thị trường trong khoảng một năm nữa. Tuy nhiên, xét đến mức giá cao, công ty đang nhắm đến các tỷ phú nước ngoài giàu có như những khách hàng tiềm năng.

Khung chính của ARCHAX được làm bằng hợp kim sắt và nhôm, trong khi lớp vỏ bên ngoài chủ yếu bao gồm FRP (nhựa gia cố sợi). Mặc dù phần đầu của robot dường như có một camera lớn, nhưng nó chỉ có tác dụng để trưng bày.

Trên thực tế, người điều khiển ARCHAX sẽ quan sát quang cảnh xung quanh bởi 26 camera khác nhau được gắn trên khắp cơ thể robot, và nó sẽ được đưa vào một số màn hình bên trong buồng lái. Bảng điều khiển của con robot này được cho là tương tự như bảng điều khiển của máy móc xây dựng, bao gồm hai cần điều khiển, một số bàn đạp và màn hình cảm ứng. Điều thú vị là ARCHAX cũng có thể được điều khiển từ xa.

Ảnh ARCHAX nặng khoảng 3,5 tấn, nặng hơn nhiều so với xe tải Ford F-150. Cấu trúc củanó được làm từ hợp kim sắt và nhôm, trong khi lớp vỏ bên ngoài được làm từ nhựa gia cố sợi (FRP). Robot có thể được vận hành với sự hỗ trợ của hai cần điều khiển, ba màn hình lớn và nhiều bàn đạp khác nhau bên trong buồng lái, đồng thời có tổng cộng 26 camera giúp điều hướng.
ARCHAX nặng khoảng 3,5 tấn, nặng hơn nhiều so với xe tải Ford F-150. Cấu trúc củanó được làm từ hợp kim sắt và nhôm, trong khi lớp vỏ bên ngoài được làm từ nhựa gia cố sợi (FRP). Robot có thể được vận hành với sự hỗ trợ của hai cần điều khiển, ba màn hình lớn và nhiều bàn đạp khác nhau bên trong buồng lái, đồng thời có tổng cộng 26 camera giúp điều hướng.

Khi ở chế độ chờ, ARCHAX có thể di chuyển với tốc độ 2 km/h và ở chế độ truyền động, tốc độ đó tăng lên 10 km/h. Trên thực tế, con robot khổng lồ này không thể bay vút lên không trung như trong trò chơi điện tử, nhưng di chuyển với tốc độ chậm vẫn tốt hơn là chỉ đứng yên một chỗ.

ARCHAX có thể nghiêng về phía trước tối đa 20 độ ở chế độ đứng và 30 độ ở chế độ lái để đảm bảo không bị đổ. Nếu các giá trị này bị vượt quá, hệ thống sẽ tắt để ngăn ngừa tai nạn nghiêm trọng.

ARCHAX cũng sở hữu 5 ngón tay có thể di chuyển được trên mỗi cánh tay cơ học và nó có thể nắm được nhiều thứ khác nhau, nhưng trọng lượng của vật thể sẽ bị giới hạn ở mức 15 kg vì lý do an toàn. khi cố gắng nâng một vật nặng hơn có thể sẽ khiến con robot này bị lật, và người điều khiển bên trong có thể sẽ gặp nguy hiểm.

Ảnh Ở dạng hình người con robot này sẽ có bốn chân, mỗi chân được gắn một bánh xe giúp nó di chuyển. Tuy nhiên, điểm nổi bật của cỗ máy khổng lồ này chính là khả năng biến hình. Chỉ cần chạm vào nút, người điều khiển có thể dễ dàng tăng hoặc giảm chiều dài cơ sở của robot.
Ở dạng hình người con robot này sẽ có bốn chân, mỗi chân được gắn một bánh xe giúp nó di chuyển. Tuy nhiên, điểm nổi bật của cỗ máy khổng lồ này chính là khả năng biến hình. Chỉ cần chạm vào nút, người điều khiển có thể dễ dàng tăng hoặc giảm chiều dài cơ sở của robot.

Trên thực tế, đây không phải là con robot khổng lồ đầu tiên do Nhật Bản chế tạo, nhưng chắc chắn nó sẽ là một trong những con robot khổng lồ đắt tiền nhất từng được sản xuất trên hành tinh của chúng ta. Với mức giá 2,75 triệu USD (hơn 65 tỷ VNĐ) thì chắc chắn con robot này chỉ có thể được sở hữu bởi những tỷ phú đam mê văn hóa truyện tranh và trò chơi điện tử của Nhật Bản.

Ảnh Trước đó, dự án chế tạo bản sao của Gundam RX-78-2 đã bắt từ năm 2014, và phải mất 6 năm để hoàn thiện. Với chiều cao 18 mét và nặng 25 tấn, mẫu robot này được lắp ghép lại từ 200 bộ phận làm từ thép hỗn hợp và nhựa gia cố sợi carbon. Jun Narita, kĩ sư trưởng bộ phận thiết kế của dự án cho biết, nhóm sản xuất đã phải lựa chọn kĩ càng loại vật liệu phù hợp sao cho robot có trọng lượng nhẹ nhất có thể. Nếu được làm hoàn toàn từ thép, chỉ riêng phần bàn tay của robot đã có trọng lượng lên tới 0,5 tấn – quá nặng để di chuyển do phần khớp gối không thể chịu được trọng lượng của robot.
Trước đó, dự án chế tạo bản sao của Gundam RX-78-2 đã bắt từ năm 2014, và phải mất 6 năm để hoàn thiện. Với chiều cao 18 mét và nặng 25 tấn, mẫu robot này được lắp ghép lại từ 200 bộ phận làm từ thép hỗn hợp và nhựa gia cố sợi carbon. Jun Narita, kĩ sư trưởng bộ phận thiết kế của dự án cho biết, nhóm sản xuất đã phải lựa chọn kĩ càng loại vật liệu phù hợp sao cho robot có trọng lượng nhẹ nhất có thể. Nếu được làm hoàn toàn từ thép, chỉ riêng phần bàn tay của robot đã có trọng lượng lên tới 0,5 tấn – quá nặng để di chuyển do phần khớp gối không thể chịu được trọng lượng của robot.