Mỹ dẫn đầu thế giới về số lượng sân bay

Mỹ chiếm vị trí đầu bảng với 19.633 sân bay, làm cho hạ tầng hàng không nước này trở nên nổi bật.

Mỹ có gần 20.000 sân bay trên toàn quốc, Brazil đứng thứ hai trong danh sách với hơn 2.700 sân bay.

Lượng hành khách trên toàn thế giới thay đổi trong đại dịch và dự đoán về thời điểm thị trường phục hồi còn bấp bênh, song các cơ sở hạ tầng hàng không trên toàn cầu vẫn được duy trì hoạt động. Hãy cùng xem những quốc gia nào có nhiều sân bay nhất.

Mỹ

Theo số liệu từ Cục Hàng không Liên bang (FAA), Mỹ có 19.633 sân bay trên cả nước. Trong số này, gần 5.100 là sân bay công cộng, và hơn 14.550 sân bay tư nhân. Thống kê này dựa vào cách thức sử dụng các sân bay, không tính đến quyền sở hữu.

Những cơ sở có các dịch vụ thương mại theo lịch trình và đón hơn 10.000 lượt hành khách mỗi năm được coi là các sân bay chính. Theo đó, có 396 sân bay chính ở Mỹ, tập trung chủ yếu ở các bang Texas, Florida, California và Alaska. Còn bang Vermont chỉ có một sân bay chính là Burlington International.

Trong lịch sử, các sân bay của Mỹ hoạt động theo mô hình sở hữu nhà nước. Nhưng khi đối mặt với tình trạng cơ sở vật chất xuống cấp, một số sân bay bắt đầu chuyển hướng sang nguồn tài chính tư nhân để tài trợ cho những dự án tỷ đô. (Ảnh: CNBC).
Trong lịch sử, các sân bay của Mỹ hoạt động theo mô hình sở hữu nhà nước. Nhưng khi đối mặt với tình trạng cơ sở vật chất xuống cấp, một số sân bay bắt đầu chuyển hướng sang nguồn tài chính tư nhân để tài trợ cho những dự án tỷ đô. (Ảnh: CNBC).

Brazil

Đứng thứ hai là Brazil với tổng số 2.717 sân bay, trong đó có 534 cơ sở công cộng, 2.183 cơ sở tư nhân. Dù vậy, quốc gia lớn nhất Nam Mỹ chỉ đứng thứ 10 trên thế giới về số lượng hành khách. Sân bay lớn nhất Brazil là sân bay quốc tế São Paulo-Guarulhos (GRU), phục vụ trung bình 30 triệu hành khách mỗi năm trước đại dịch, với các chuyến bay tới 103 điểm đến tại 29 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Mexico

Dù chỉ xếp thứ 19 trên toàn cầu về lượng hành khách, Mexico vẫn đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng này với 1.740 sân bay, tuy nhiên chỉ 58 cơ sở có dịch vụ bay thương mại theo lịch trình. Sân bay lớn nhất quốc gia này tính theo số lượng hành khách là sân bay quốc tế Mexico City (MEX) đón hơn 50 triệu lượt hành khách vào năm ngoái. Sân bay quốc tế Cancún (CUN) trên bán đảo Yucatan đứng thứ hai với 25 triệu hành khách.

Sân bay quốc tế Mexico City được Skytrax xếp hạng 3 sao về cơ sở vật chất, mức độ tiện nghi, vệ sinh, mua sắm, dịch vụ ăn uống, dịch vụ và an ninh, thủ tục xuất nhập cảnh. Ảnh: Skytrax
Sân bay quốc tế Mexico City được Skytrax xếp hạng 3 sao về cơ sở vật chất, mức độ tiện nghi, vệ sinh, mua sắm, dịch vụ ăn uống, dịch vụ và an ninh, thủ tục xuất nhập cảnh. Ảnh: Skytrax

Canada

Quốc gia rộng thứ hai trên thế giới có 1.620 sân bay, tuy nhiên hầu hết là sân bay nhỏ. Canada có 17 sân bay quốc tế, và 250 sân bay có các chuyến bay theo lịch trình.

Nga

Đất nước diện tích lớn nhất thế giới có 1.218 sân bay, với 227 sân bay có các chuyến bay theo lịch trình được Cơ quan Vận tải Hàng không Liên bang Rosaviatsia đăng ký. Sân bay cực tây của Nga là Khrabrovo (KGD) ở Kaliningrad, còn cực đông là Lavrentiya, một sân bay nhỏ ở Chuktokta.

Có thể nhiều người ngạc nhiên khi Trung Quốc, thị trường hàng không lớn nhất thế giới, không lọt vào top 10 quốc gia có nhiều sân bay nhất. Thực tế, đất nước tỷ dân này đang có khoảng 235 sân bay công cộng. Ước tính, Trung Quốc sẽ cần khoảng 450 sân bay cho đến năm 2035 để bắt kịp tốc độ tăng trưởng tiềm năng của thị trường.

Còn tại Việt Nam hiện có 22 sân bay. Theo quy hoạch hiện nay, đến năm 2030, Việt Nam có tổng cộng 28 cảng hàng không, trong đó có 15 cảng hàng không quốc nội và 13 cảng hàng không quốc tế.

Các quốc gia có số lượng sân bay cao nhất, tính đến năm 2022.
Các quốc gia có số lượng sân bay cao nhất, tính đến năm 2022.

Việt NamHiện nay tại Việt Nam có tổng cộng 22 sân bay có hoạt động bay dân sự trong đó có 10 sân bay quốc tế.Sân bay Liên Khương (tỉnh Lâm Đồng) theo quy hoạch sẽ được tiến hành nâng cấp và xây dựng trở thành cảng hàng không quốc tế trong tương lai. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, sân bay Liên Khương chưa có quyết định chính thức là “sân bay quốc tế”, dù đã có một số đường bay quốc tế.Mới đây, Sân bay Chu Lai (tỉnh Quảng Nam) cũng được hãng hàng không giá rẻ Vietjet đề xuất đầu tư nâng cấp 20.000 tỉ đồng theo 3 giai đoạn từ 2020-2025 để đến năm 2025 trở thành Cảng hàng không quốc tế và trở thành trung tâm trung chuyển, vận tải hàng hóa lớn của cả nước theo quy hoạch của Bộ GTVT năm 2017.Tất cả sân bay tại Việt Nam nằm dưới sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam, có trụ sở tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Hầu hết các sân bay ở Việt Nam đều có hoạt động bay quân sự.