Hé lộ nguyên nhân máy bay có thể “chết máy” trên không

Cánh máy bay được thiết kế để duy trì áp suất không khí, nhưng "chết máy" có thể xảy ra nếu lực nâng giảm.

Tình trạng “chết máy” không được khắc phục sẽ khiến máy bay rơi vào những tình huống khó lường.

Không có gì đáng sợ hơn một chiếc máy bay có cảm giác như đang rơi giữa không trung – nhưng giờ đây, một video được chia sẻ trên mạng xã hội đã mở ra một nỗi sợ hãi mới: Máy bay “chết máy” giữa không trung.

Ảnh Tình huống máy bay
Tình huống máy bay “chết máy” hoàn toàn có thể xảy ra và nó đã xảy ra trong quá khứ. (Ảnh: Getty Images).

May mắn, đây chỉ là tình huống giả định. Tuy nhiên, trên thực tế, sự việc này hoàn toàn có thể xảy ra và nó đã xảy ra trong quá khứ.

Mặc dù các máy bay chở khách hiện đại đã phát triển đủ để giúp tránh các tình huống nguy hiểm dẫn đến “chết máy” nhưng những sự cố bất ngờ vẫn có thể xảy ra.

Theo giải thích của Simple Flying – một website uy tín hàng đầu thế giới về hàng không, một chiếc máy bay dừng lại đột ngột khi máy bay bị giảm lực nâng.

Cụ thể, Simple Flying giải thích rằng cánh của máy bay có hình dạng sao cho không khí di chuyển ở phía trên nhanh hơn phía dưới, và sự khác biệt về áp suất không khí là nguyên nhân khiến máy bay thực sự bay được.

Khi tốc độ di chuyển của không khí tăng lên, áp suất của nó sẽ giảm đi. Như vậy, áp suất không khí ở phía trên cánh thấp hơn áp suất ở phía dưới. Chính sự khác biệt về áp suất này đã tạo ra lực nâng lên cánh để máy bay bay trên không.

Điều gì xảy ra trong quá trình máy bay dừng đột ngột, hậu quả là gì?

Nói một cách đơn giản, tình trạng máy bay dừng bay đột ngột là hiện tượng giảm lực nâng của máy bay. Nó xảy ra khi góc tấn (ký hiệu: AOA) của cánh tăng quá nhiều. Đây được gọi là góc tấn tới hạn và thường là khoảng 15 độ (nhưng có nhiều biến thể).

Cần nhấn mạnh rằng dù máy bay đang bay ở tốc độ nào, khi vượt quá góc này, máy bay sẽ chòng chành vì luồng khí êm dịu bị đứt gãy.

Ảnh Hình ảnh mô tả Góc tấn (angle of attack) và hướng dòng khí (flow direction) của cánh máy bay. Chú thích: L là lực nâng, W là trọng lượng.
Hình ảnh mô tả Góc tấn (angle of attack) và hướng dòng khí (flow direction) của cánh máy bay. Chú thích: L là lực nâng, W là trọng lượng.
Ảnh Góc tấn ổn định khi máy bay bay thẳng và bằng phẳng.
Góc tấn ổn định khi máy bay bay thẳng và bằng phẳng.
Ảnh Góc tấn tăng lên, khiến máy bay chuyển động không ổn định.
Góc tấn tăng lên, khiến máy bay chuyển động không ổn định.
Ảnh Góc tấn tới hạn, khiến không khí không thể lưu thông trơn tru trên bề mặt trên của cánh dẫn đến lực nâng giảm và lực cản tăng lớn.
Góc tấn tới hạn, khiến không khí không thể lưu thông trơn tru trên bề mặt trên của cánh dẫn đến lực nâng giảm và lực cản tăng lớn.

Tình trạng “chết máy” không được khắc phục sẽ khiến máy bay rơi. Dấu hiệu đầu tiên đối với phi công là việc điều khiển chuyến bay chậm chạp, trở nên kém phản ứng hơn nhiều do những thay đổi trong luồng không khí và có thể xảy ra hiện tượng rung chuyển mà phi công được huấn luyện để nhận biết.

Việc dừng máy có thể được khắc phục bằng cách đẩy mũi máy bay xuống để giảm góc tấn. Tất nhiên, điều này nghiêm trọng hơn nhiều ở độ cao thấp khi cất cánh hoặc hạ cánh. Nếu không được khắc phục, cánh sẽ mất lực nâng và máy bay sẽ bắt đầu rơi.

Ảnh Hình ảnh góc tấn tới hạn. (Ảnh: Simple Flying)
Hình ảnh góc tấn tới hạn. (Ảnh: Simple Flying)

Trong quá khứ, có nhiều vụ việc liên quan đến tình huống này, để lại những tổn thất lớn về người và của.

Chuyến bay 548 của British European Airways, tháng 6/1972. Đây là một trong những vụ tai nạn khiến nhiều người tử vong nhất từ ​​trước đến nay ở Anh. Một chiếc máy bay Trident bị chết may và chạm đất ngay sau khi khởi hành từ Heathrow, khi cơ trưởng không duy trì đủ tốc độ bay trong quá trình leo lên.

Chuyến bay 447 của Air France, tháng 6/2003. Một chiếc Airbus A330 bay từ Rio de Janeiro (Brazil) đến Paris (Pháp) đã bị chết máy ở độ cao lớn (sau khi hệ thống lái tự động bị vô hiệu hóa do vấn đề đo tốc độ bay). Các phi công không thể phục hồi và máy bay lao xuống biển.

Chuyến bay của hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ 1951, tháng 2/2009. Chiếc Boeing 737-800 đã bị rơi khi hạ cánh xuống Amsterdam (Hà Lan). Máy đo độ cao vô tuyến bị hỏng khiến công suất động cơ tự động giảm xuống mức không tải, dẫn đến tình trạng ngừng hoạt động, khiến phi công không có thời gian để phục hồi.