Công trình cầu Trường Đài Dương Tử: kỷ lục mới của Trung Quốc

Cầu Trường Đài Dương Tử, một siêu dự án với kỷ lục thế giới, sẽ giảm thời gian di chuyển qua sông Trường Giang.

Ở hạ lưu sông Trường Giang, sóng xanh dâng cao và hàng trăm thuyền bè lớn nhỏ bận rộn lưu thông qua lại. Một con “rồng thép” khổng lồ bắc ngang qua sông. Đây là một “siêu dự án” kéo dài 5 năm, trở thành một công trình giao thông trọng điểm và là minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của ngành xây dựng cầu đường Trung Quốc.

Ngày 9/6, với việc hoàn thiện các mối nối thép của nhịp cầu chính, toàn bộ cầu Trường Đài Dương Tử đã chính thức được kết nối. Cây cầu dài tổng cộng 10,03km, lập nhiều kỷ lục thế giới về cầu. Cầu Trường Đài Dương Tử dự kiến sẽ được thông xe vào nửa đầu năm 2025. Một khi đi vào hoạt động, thời gian di chuyển giữa hai thành phố Thường Châu và Thái Châu sẽ được rút ngắn từ hơn 1 tiếng xuống chỉ còn khoảng 20 phút.

Nằm giữa hai cây cầu lớn là Giang Âm và Thái Châu, cầu Trường Đài Dương Tử như một dải lụa thép nối hai thành phố Thường Châu và Thái Châu. Đây là cây cầu kết hợp bởi nhiều đoạn cầu nhỏ, bao gồm một cầu dây văng, hai cầu vòm thép và một cầu giàn thép liên tục. Điều này không chỉ đảm bảo khả năng chịu lực cho cây cầu khổng lồ mà còn tạo nên một công trình kiến trúc độc đáo.
Nằm giữa hai cây cầu lớn là Giang Âm và Thái Châu, cầu Trường Đài Dương Tử như một dải lụa thép nối hai thành phố Thường Châu và Thái Châu. Đây là cây cầu kết hợp bởi nhiều đoạn cầu nhỏ, bao gồm một cầu dây văng, hai cầu vòm thép và một cầu giàn thép liên tục. Điều này không chỉ đảm bảo khả năng chịu lực cho cây cầu khổng lồ mà còn tạo nên một công trình kiến trúc độc đáo.

Theo Yin Zhenjun, phó chỉ huy trưởng Ban chỉ huy xây dựng cầu Trường Đài Dương Tử, việc xây dựng cầu gặp rất nhiều thách thức, đặc biệt là về giao thông đường thuỷ. Do nằm ở khu vực hạ lưu sông Trường Giang, mật độ tàu thuyền di chuyển rất lớn. Vì vậy, nhịp chính của cây cầu được thiết kế theo kiểu dây văng với chiều dài lên đến 1.208 mét để đáp ứng những tàu có tải trọng lên đến 50.000 tấn lưu thông. Đây là nhịp cầu dây văng dài nhất thế giới.

Nhịp càng dài thì trụ cầu càng cao và móng càng sâu. Để đảm bảo độ vững chắc cho một cây cầu có nhịp dài như vậy, hai trụ cầu hình kim cương cao tới 350 mét, tương đương với toà nhà hơn 100 tầng. Trong khi đó, 64 mét dưới mặt nước là hai giếng chìm khổng lồ có diện tích tương đương 13 sân bóng rổ giúp cầu được cố định vững chãi.
Nhịp càng dài thì trụ cầu càng cao và móng càng sâu. Để đảm bảo độ vững chắc cho một cây cầu có nhịp dài như vậy, hai trụ cầu hình kim cương cao tới 350 mét, tương đương với toà nhà hơn 100 tầng. Trong khi đó, 64 mét dưới mặt nước là hai giếng chìm khổng lồ có diện tích tương đương 13 sân bóng rổ giúp cầu được cố định vững chãi.
Ngoài đoạn dây văng, cầu Trường Đài Dương Tử cũng lập kỷ lục cây cầu vòm thép đường bộ kết hợp đường sắt có nhịp dài nhất thế giới, với tổng chiều dài đoạn này là 388 mét.
Ngoài đoạn dây văng, cầu Trường Đài Dương Tử cũng lập kỷ lục cây cầu vòm thép đường bộ kết hợp đường sắt có nhịp dài nhất thế giới, với tổng chiều dài đoạn này là 388 mét.
Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển của các cảng và bến, ngoài nhịp cầu chính, cầu Trường Đài Dương Tử còn có những đoạn dẫn lên cầu ở Thiên Hành Châu và Lục An Châu. Ví dụ, với với tổng chiều dài 727 mét, trong đó nhịp chính là 388 mét, cầu Thiên Hành Châu đã vượt qua cầu đường sắt Thượng Hải - Tô Châu, trở thành cầu vòm thép cho đường bộ chung với đường sắt có nhịp dài nhất thế giới. Đoạn đường dẫn này sử dụng 40.000 tấn thép tạo nên kết cấu vòm, gần bằng số lượng thép xây dựng Sân vận động Tổ Chim ở Bắc Kinh.
Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển của các cảng và bến, ngoài nhịp cầu chính, cầu Trường Đài Dương Tử còn có những đoạn dẫn lên cầu ở Thiên Hành Châu và Lục An Châu. Ví dụ, với với tổng chiều dài 727 mét, trong đó nhịp chính là 388 mét, cầu Thiên Hành Châu đã vượt qua cầu đường sắt Thượng Hải – Tô Châu, trở thành cầu vòm thép cho đường bộ chung với đường sắt có nhịp dài nhất thế giới. Đoạn đường dẫn này sử dụng 40.000 tấn thép tạo nên kết cấu vòm, gần bằng số lượng thép xây dựng Sân vận động Tổ Chim ở Bắc Kinh.
Dự án cầu có quy mô lớn, phức tạp về hệ thống và đa dạng về kết cấu. Cây cầu phải đối mặt với nhiều vấn đề kỹ thuật như dòng chảy, địa hình và địa chất, giao thông đường thuỷ và hạn chế không lưu. Vì thế để hiện thực hoá những kỷ lục “nhất thế giới”, việc thiết kế, xây dựng và quản lý cũng cần đổi mới và đột phá.
Dự án cầu có quy mô lớn, phức tạp về hệ thống và đa dạng về kết cấu. Cây cầu phải đối mặt với nhiều vấn đề kỹ thuật như dòng chảy, địa hình và địa chất, giao thông đường thuỷ và hạn chế không lưu. Vì thế để hiện thực hoá những kỷ lục “nhất thế giới”, việc thiết kế, xây dựng và quản lý cũng cần đổi mới và đột phá.
“Siêu thiết bị” cầu trục trọng tải lớn nhất thế giới được đưa vào sử dụng. Ngoài ra, cần cẩu trọng tải 1.800 tấn cũng được đưa vào xây dựng. Cần cẩu mới có sức nâng tối đa 2.000 tấn, chiều cao nâng tối đa 80 mét, tương đương sức nâng 1.400 ô tô lên độ cao của tòa nhà 25 tầng.
“Siêu thiết bị” cầu trục trọng tải lớn nhất thế giới được đưa vào sử dụng. Ngoài ra, cần cẩu trọng tải 1.800 tấn cũng được đưa vào xây dựng. Cần cẩu mới có sức nâng tối đa 2.000 tấn, chiều cao nâng tối đa 80 mét, tương đương sức nâng 1.400 ô tô lên độ cao của tòa nhà 25 tầng.
Ngoài ra, dự án còn ứng dụng công nghệ thông minh trong suốt quá trình thi công, từ việc thiết kế, sản xuất cấu kiện đúc sẵn đến giám sát an toàn, thi công lắp đặt. Dự án đã ứng dụng công nghệ 5G, big data, internet… nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình thi công, đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình.
Ngoài ra, dự án còn ứng dụng công nghệ thông minh trong suốt quá trình thi công, từ việc thiết kế, sản xuất cấu kiện đúc sẵn đến giám sát an toàn, thi công lắp đặt. Dự án đã ứng dụng công nghệ 5G, big data, internet… nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình thi công, đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình.

Việc xây dựng cầu Trường Đài Dương Tử là minh chứng rõ nét cho sự phát triển của Trung Quốc, góp phần hiện thực hóa mục tiêu “Made in China 2025”. Sự kiện cầu Trường Đài Dương Tử hợp long thành công không chỉ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh Giang Tô, giảm tải cho các cây cầu hiện tại mà còn là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.