“Microbiome” là quần thể vi sinh vật duy nhất được tìm thấy trong và trên mỗi loài thực vật và động vật.
Các nhà khoa học hiện đã biến đổi gene quần thể này trong cây lúa, giúp chúng có khả năng kháng khuẩn gây bệnh tốt hơn, nên giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu.
Đây là nghiên cứu mới của Đại học Southampton (Anh) và các đồng nghiệp đến từ Trung Quốc, Đức, Áo do Giáo sư Tomislav Cernava đứng đầu. Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Communications.
Theo GS Tomislav Cernava, các nhà nghiên cứu đã xác định được 1 gene trong cây lúa chịu trách nhiệm sản xuất lignin (1 loại polyme sinh học tạo nên thành tế bào của thực vật). Khoa học nghi ngờ gene này cũng ảnh hưởng đến cấu trúc hệ vi sinh vật của cây lúa, có Pseudomonadales.
Tiếp theo, các nhà nghiên cứu đã biến đổi gene để làm cho nó sản xuất quá mức một chất chuyển hóa cụ thể trong quá trình tổng hợp lignin. Đúng như dự đoán, quần thể Pseudomonadales đã tăng lên cao hơn mức bình thường.
Khi những cây lúa biến đổi gene sau đó tiếp xúc với Xanthomonas oryzae – 1 loại vi khuẩn có hại gây ra bệnh bạc lá – chúng có khả năng kháng mầm bệnh cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng, tức nhóm lúa không biến đổi gene.
“Bước đột phá này có thể làm giảm sự phụ thuộc vào thuốc trừ sâu gây hại cho môi trường và mở ra các cơ hội khác để cải thiện hệ vi sinh vật cho cây trồng”, GS Tomislav Cernava cho hay.