Thìa điện tử tăng cảm nhận vị mặn mà không cần thêm muối

Thìa điện tử của Kirin giúp tăng cảm nhận vị mặn, hướng đến lối ăn uống lành mạnh mà không cần bổ sung muối.

Chiếc thìa điện tử truyền một điện trường yếu từ thìa để tập trung các phân tử ion natri trên lưỡi nhằm tăng cường cảm nhận vị mặn của thức ăn mà không cần bỏ thêm muối.

“Gã khổng lồ” đồ uống của Nhật Bản Kinder Holding sẽ mở bán chiếc thìa điện tử được các nhà nghiên cứu tuyên bố có thể thúc đẩy việc ăn uống lành mạnh hơn bằng cách tăng vị mặn mà không cần thêm muối.

Trong buổi mở bán sản phẩm đầu tiên vào hôm 20/5, đã đánh dấu lần thương mại hóa công nghệ đầu tiên đối với sản phẩm năm ngoái từng nhận giải Ig Nobel, giải thưởng tôn vinh những nghiên cứu bất thường.

Kinder Holding mở bán chiếc thìa điện tử có khả năng tạo ra vị mặn mà không cần bỏ muối vào đồ ăn.
Kinder Holding mở bán chiếc thìa điện tử có khả năng tạo ra vị mặn mà không cần bỏ muối vào đồ ăn.

Kirin sẽ chỉ bán trực tuyến 200 chiếc thìa muối điện với giá 127 USD (3,2 triệu đồng) trong tháng này và số lượng có hạn tại một nhà bán lẻ Nhật Bản vào tháng 6.

Song, Kirin hy vọng sẽ có 1 triệu người dùng trên toàn cầu trong vòng 5 năm. Việc bán hàng ở nước ngoài sẽ bắt đầu vào năm tới.

Được biết, chiếc thìa làm bằng nhựa và kim loại của Kirin có sự tham gia cùng phát triển của giáo sư Đại học Meiji, Homei Miyashita, người từng chứng minh tác dụng tăng cường vị giác trong nguyên mẫu đũa điện.

Hiệu ứng này hoạt động bằng cách truyền một điện trường yếu từ thìa để tập trung các phân tử ion natri trên lưỡi nhằm tăng cường cảm nhận vị mặn của thức ăn. Với trọng lượng 60g, thìa chạy bằng pin lithium có thể sạc lại.

Chiếc thìa có thể sạc khi hết pin.
Chiếc thìa có thể sạc khi hết pin.

Đại diện phía Kirin cho biết, công nghệ này có ý nghĩa đặc biệt ở Nhật Bản, nơi một người trưởng thành trung bình tiêu thụ khoảng 10 g muối mỗi ngày, gấp đôi lượng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị.

Việc đưa vào cơ thể dư thừa muối có thể dẫn đến tăng tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp, đột quỵ và các bệnh khác.

“Nhật Bản có nền văn hóa ẩm thực thiên về vị mặn”, Ai Sato, một nhà nghiên cứu của Kirk, cho biết.

“Người Nhật nói chung cần giảm lượng muối ăn vào nhưng rất khó để từ bỏ những gì chúng ta đã quen ăn. Đó là lý do khiến chúng tôi phát triển chiếc thìa điện này”.

Giảm lượng muối ăn hàng ngày sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả tình trạng đột quỵ, tăng huyết áp
Giảm lượng muối ăn hàng ngày sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả tình trạng đột quỵ, tăng huyết áp

Ăn thừa muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác. Ăn thừa muối làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và gây ra rối loạn khác cho sức khỏe.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5 gam muối/ngày (tương đương với 1 thìa cà phê). Tuy nhiên đa số người dân đều tiêu thụ muối gấp đôi so với khuyến cáo, tức là khoảng 10 gam/ngày.

5 gam muối tương đương với:

  • 1 thìa cà phê đầy muối
  • 8 gam bột canh (bằng 1,5 thìa cà phê đầy)
  • 11 gam hạt nêm (bằng 2 thìa cà phê đầy)
  • 25 gam nước mắm (bằng 2,5 thìa ăn cơm)
  • 35 gam xì dầu (bằng 3,5 thìa ăn cơm)
  • Lượng gia vị mặn trong 1 gói mì ăn liền